Cơ hội chỉ đến với ta một lần, ai biết trân quý thì sẽ nắm chặt lấy và tận dụng, còn kẻ cho rằng tầm thường thì sẽ luôn bỏ qua và chờ đợi những điều hư vô.
Chuyện một con ngựa tốt
Chuyện kể rằng có một con tuấn mã vóc dáng rắn rỏi, chắc khỏe, sức có thể chạy ngàn dặm, nhưng lại đang đợi người chủ tốt để theo hầu.
Một hôm, có một người thương nhân đến hỏi con tuấn mã: “Ngươi có bằng lòng theo ta không?”. Con tuấn mã lập tức lắc đầu: “Ta là một chiến mã tốt, làm sao có thể đi theo ông và chở hàng được chứ”.
Một hôm khác, một binh sĩ đến hỏi con tuấn mã: “Ngươi có bằng lòng theo ta không?”. Con tuấn mã lại lắc đầu trả lời: “Ta là một chiến mã tốt, sao ta có thể phục vụ một binh sĩ bình thường như ông đươc”.
Sau đó ít lâu, lại có một thợ săn đến hỏi: “Ngươi có bằng lòng theo ta không?”. Con tuấn mã vẫn lắc đầu: “Ta là một chiến mã tốt, làm sao ta lại phải làm đầy tớ cho ông”.
Ngày này qua ngày khác, con tuấn mã vẫn chưa tìm được một người chủ lí tưởng mà nó thực sự muốn. Khi có người đến hỏi, nó vẫn lắc đầu từ chối.
Thế rồi một hôm nó nghe nói có vị khâm sai đại thần của triều đình tuân lệnh vua đi tìm một con ngựa tốt. Vậy là nó liền đến tìm vị này và nói: “Ta chính là con chiến mã mà ông đang muốn tìm đây!”
Vị khâm sai hỏi: “Vậy ngươi có thuộc đường đi của nước chúng ta không?”. Con tuấn mã lắc đầu.
Vị này lại tiếp tục hỏi: “Vậy ngươi đã có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường chưa?”. Con tuấn mã lại lắc đầu.
Người Nhật sẽ dạy bạn rất nhiều kinh nghiệm để thành công qua cách mà họ đã vươn lên trong cuộc sống. Du học Nhật Bản là cơ hội để bạn tiếp thu nhanh nhất văn hóa làm việc và công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới:
Vị quan khâm sai lấy thế làm băn khoăn: “Vậy ngươi có thể làm gì cho ta?”. Con tuấn mã nói: “Ban ngày ta có thể đi nghìn dặm, ban đêm đi tám trăm dặm mà không biết mệt mỏi là gì”.
Thấy vậy, vị khâm sai đại thần liền yêu cầu nó chạy một đoạn xem thế nào. Nhưng dù đã dùng hết sức, phóng nước đại chạy về phía trước, con tuấn mã cũng chỉ đi được một đoạn ngắn rồi thở hồng hộc, mồ hôi đầm đìa.
Vị khâm sai liền lắc đầu: “Ngươi già rồi, không dùng được”, nói vậy ngài liền quay lưng bỏ đi.
Lời bình
Con tuấn mã trong câu chuyện kể trên đã ba lần ngoảnh mặt từ chối với cơ hội. Nó đã quá tự mãn, luôn tự cho mình là tài giỏi, tuyệt vời nên không xứng đáng làm những việc tầm thường như chở hàng, ra chiến trận, theo chân thợ săn. Nó cho rằng tài giỏi thì phải làm những việc cao sang nên những cơ hội đáng để thử đều tự mình ném hết.
Nhưng nó đâu có hay cơ hội đến với mình không phải là tự nhiên mà đến, mọi thứ đều từ nhân duyên mà nên. Nắm lấy cơ hội thì mới lấy được một quá trình rèn luyện. Nếu nó chấp nhận làm những việc mà nó cho là tầm thường kia thì có lẽ, khi có một cơ hội lớn, được phục vụ triều đình và nhà vua, chắc chắn nó sẽ vượt qua bài khảo sát của quan khâm sai. Nhưng rất tiếc, dù đã được quan khâm sai cho thêm vài cơ hội để nó thể hiện nhưng nó đều không làm được vì thiếu kinh nghiệm, thiếu sự rèn giũa trong thử thách.
Nhìn từ con tuấn mã trong truyện mà suy ra con người trong đời sống. Ắt hẳn ai cũng nhìn thấy được sự tự mãn đã giết chết một tài năng. Mà đáng lí ra, tài năng ấy có thể được đem ra giúp ích cho đời, nhưng vì ích kỉ, tự kiêu tự đại mà chính tài năng ấy đã tự chôn sống mình, chết một cách cô quạnh và vô nghĩa.
Lại có một câu chuyện vui kể về một con ếch muốn rời khỏi vùng lạnh giá phía bắc để đến vùng phía nam vì mùa đông băng giá sắp tới rồi. Nhưng nó quá lười biếng không muốn nhảy hàng trăm cây số đường dài nên mới nghĩ ra một kế.
Nó thuyết phục được hai con ngỗng trời lớn. Theo kế hoạch, thì mỗi con ngỗng ngậm một đầu của một chiếc que gỗ, còn ếch thì cắn vào chính giữa. Như thế là cả ba bay lên trời về hướng nam. Ếch sung sướng nhìn xuống đồng ruộng và kiêu hãnh.
Tình cờ có một người nông dân đang làm ở ngoài đồng với đứa con trai. Cả hai cha con cùng ngước mắt lên trời thấy hai con ngỗng bay mà ngậm ở hai đầu một que gỗ cho con ếch ngoạm vào. Người cha nói với con:
– Con thấy gì không? Bố không hiểu ai đã thuyết phục hai con ngỗng đó mà chúng lại cho con ếch bay lên trời như vậy.
Ếch ta nghe được khoái chí lắm, nhưng không dám nói gì. Sau cùng không chịu được nữa nó nói thật to:
– Ta đây chứ ai!
Vừa lúc ấy nó rơi từ trên trời xuống và chìm sâu trong bùn, vũng vẫy mãi mới ngoi lên được.
Có một tác giả đã từng viết rằng: “Sự kiêu ngạo đi trước, sự bại hoại theo sau.” Có thể nói, điều đáng sợ nhất là tính tự mãn. Tự mãn là một tính xấu có thể giết chết cả cuộc đời còn lại của một người. Con người có thể bỏ một năm, mười năm hay nhiều hơn thế để xây nên thành công, nhưng tính tự mãn như một liều thuốc độc có thể giết chết thành công đó chỉ trong tích tắc.
Bởi thế, dù có tài năng đến mấy mà nhiễm thói kiêu ngạo thì chẳng bao giờ làm nên chuyện gì. Người kiêu ngạo thường tỏ ra biết hết mọi chuyện trên đời, hay có thói dạy đời, hay chỉ bảo. vậy nên giỏi võ mồm, chỉ biết được lý thuyết suông mà không hiểu được thực tiễn ra sao thì nhất định không thể chạm tới thành công.
Trái lại, kiên nhẫn, khiêm tốn, không ngại khó khăn, gian khổ, chăm chỉ tu dưỡng đạo đức, chờ đợi cơ hội phát huy giá trị mới chính là phẩm chất của nhân tài đích thực. Nên nhớ: “Tính tự tự đại là nguồn gốc và lời tóm tắt của tất cả mọi sai lầm và khổ sở”. (Thomas Carlyle).